Blog

Đề xuất sử dụng hóa đơn điện tử cho vận tải xe buýt

Có nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ chỉ là giải pháp mang tính răn đe chứ chưa giải quyết triệt để các sai phạm trong lĩnh vực quản lý và xử lý hóa đơn. Cá nhân tôi đồng tình với quan điểm này. Có nhiều nguyên nhân và ví dụ minh họa thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm này, tuy nhiên trong phạm vi bài viết ngày hôm nay, tôi xin cụ thể hóa bằng minh chứng trong quản lý hóa đơn hệ thống vận tải xe buýt và lý giải nguyên nhân vì sao ngành này nên đưa hóa đơn điện tử vào sử dụng.
Đối với những bạn đọc chưa từng sử dụng xe buýt trong hệ thống vận tải của Việt Nam thì tôi xin giải thích qua cách hoạt động như sau: Tại miền Bắc, khi mỗi cá nhân sử dụng dịch vụ, họ cần phải xuất trình vé tháng (nếu có) hoặc cần phải bỏ tiền ra với mức giá từ 7.000 đồng đến 10.000 đồng để mua loại dịch vụ này. Khi ấy, lơ xe sẽ phát cho người dùng một loại vé được biết đến với cái tên vé ngày (chỉ được sử dụng 1 lần khi mua dịch vụ). Còn tại miền Nam, mức giá có thể nhỉnh hơn một chút do mức sống bình quân chung cũng như lưu lượng đi lại. Một điểm khác nữa có thể kể đến chính là hình thức thu tiền. Trên xe bus trong miền Nam sẽ không cần lơ xe nữa. Mỗi người khi lên xe tại cửa lên sẽ phải tự ý thức nhét tiền vào máy thu tiền để nhận vé (đối với vé ngày). Tuy giữa hai miền có đôi chỗ khác nhau nhưng điểm chung là đều sử dụng hóa đơn giấy (tem, vé là một loại đặc biệt của hóa đơn).

hóa đơn điện tử đối với xe bus

Sau khi đã trình bày rõ cách hoạt động, tôi xin chỉ ra một số khuyết điểm của trong cách thu tiền- phát vé (đối với vé ngày) của hệ thống vận tải xe buýt như sau:
– Lơ xe có thể lậu vé: Tại các khu vực ngoại thành, tình trạng này được diễn ra trên một vài chuyến xe bởi các thanh tra thường ít kiểm tra trên những tuyến đường này. Nguyên nhân của tình trạng này là do lơ xe tuy vẫn thu tiền của người sử dụng nhưng lại không phát vé cho họ. Như vậy, việc kiểm soát bán vé đang có một lỗ hổng do chính người trong nghề gây ra.
– Người dùng có thể trốn vé: Ngược lại với các nơi ngoại thành, trong nội thành, vào các giờ cao điểm, lượng người sử dụng xe buýt là rất lớn. Có những khung giờ và tuyến xe đông đúc đến mức không cần bám cũng chẳng thể ngã được. Như vậy, một câu hỏi được đặt ra là làm sao lơ xe có thể kiểm soát được hết ai đã mua và ai chưa mua vé ngày? Chưa kể vào khung giờ này, thanh tra cũng không thể lên kiểm tra hết lượt xem ai có vé hay không.
Khi sử dụng hóa đơn điện tử, các vấn đề tồn tại trên đều có thể được giải quyết. Người mua dịch vụ có thể chủ động thực hiện mua dịch vụ. Người bán có thể kiểm soát lượng vé đã xuất. Để hệ thống này được vận hành một cách trơn tru, đồng bộ và toàn diện, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: Cần có một hệ thống cảm biến trên cửa lên. Với những người dùng vé tháng thì hệ thống này sẽ nhận diện qua tem và không bắt mua vé, còn đối với những người còn lại, sẽ bắt buộc phải mua vé ngày thì mới được sử dụng dịch vụ. Vẫn sử dụng máy thu tiền- phát vé như của miền Nam. Có thể mua hộ nhưng sau đó phải phát vé cho những người được mua hộ để họ có thể đi qua máy cảm biến. Như vậy, chỉ với vài thao tác, người dùng đã có thể mua dịch vụ và người bán đã có thể kiểm soát số lượng vé bán ra.
Trên đây là một số đề xuất mang tính cá nhân của người viết. Mong rằng đề xuất này có thể giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động mua- bán trên hệ thống vận tải xe buýt.

https://tudienvietnam.com/phan-mem-doc-to-khai-xml-thong-dung-nhat-hien-nay/

https://tudienvietnam.com/voi-3-trieu-dong-co-the-so-huu-man-hinh-may-tinh-loai-nao/

Related posts

Phương pháp tính tỷ giá chéo là gì?

Đào Minh Tâm

4 điều cần biết về phẫu thuật chỉnh hàm và những thắc mắc

Đào Minh Tâm

Đánh giá Rebel 300: phiên bản thân thiện và phóng khoáng

Đào Minh Tâm

Leave a Comment