Blog

Đang hưởng Bảo hiểm thất nghiệp, liệu có phải trả lại tiền?

Qua việc tra cứu quá trình tham gia bhxh, người lao động sẽ tiếp xúc thêm những thông tin về bảo hiểm thất nghiệp – một những lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước; vừa cung cấp nguồn tài chính cho người thất nghiệp ổn định cuộc sống vừa hỗ trợ họ học nghề và tìm việc làm mới.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp lợi dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp này dù đã có việc làm. Vì vậy câu hỏi đặt ra họ có phải hoàn trả lại tiền đã được hưởng hay ko không? Và những trường hợp nào bị ngừng trợ cấp thất nghiệp.

Các trường hợp bị ngừng hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013, người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:

1. Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Đã tìm được việc làm.

3. Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

4. Hưởng lương hưu hàng tháng; 

5. Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng

6. Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng theo quy định trong 03 tháng liên tục

7. Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng

8. Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

9. Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

10. Chết

11. Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc

12. Bị tòa án tuyên bố mất tích

13. Bị tạm giam, phạt tù.

Có thể thấy, trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp, nếu tìm được việc làm người lao động sẽ phải chấm hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Có phải hoàn trả lại tiền khi đang hưởng Bảo hiểm thất nghiệp.

Khi người lao động tìm được việc làm, có trách nhiệm thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp để làm thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo Điểm b Khoản 1 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định 3 trường hợp sau được xem là “có việc làm”:

– Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;

– Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;

– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

Khi thỏa mãn 1 trong 3 trường hợp trên, người lao động được xem là có việc làm và phải làm các thủ tục để chấm dứt hưởng bảo hiểm thất ngiệp. 

Chi tiết về thủ tục thông báo phát hành hóa đơn tại DN 

Các bước tiến hành kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

Trong trường hợp, không thực hiện trách nhiệm này, cụ thể là không thông báo theo quy định với trung tâm dịch vụ việc làm khi có việc làm, thì theo điểm c khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người lao động sẽ bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng. 

Ngoài việc bị phạt tiền, khoản 3 Điều 39 Nghị định này còn nêu rõ, người lao động buộc phải hoàn trả lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định này.

Và như vậy, đang trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động vẫn có thể phải hoàn trả lại tiền cho các tổ chức bảo hiểm xã hội khi đã có việc làm mà vẫn cố tình tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp.

Related posts

Vai trò của ghế sofa góc đối với gia đình

Đào Minh Tâm

Điều kiện và hồ sơ hoàn thuế GTGT bao gồm những gì?

Đào Minh Tâm

Cặp Nến Đảo Chiều Engulfing

Đào Minh Tâm

Leave a Comment