Blog

Mách bạn cách chống thấm trên nền gạch siêu hiệu quả

Nhiều hộ gia đình hiện nay vẫn có xu hướng ốp gạch trên sân thượng. Việc ốp gạch này sẽ làm cho mùa đông thì ấm hơn, mùa hè thì mát hơn. Hơn nữa, còn giúp sân thượng sạch đẹp hơn. Tuy vậy, khả năng chống thấm của nhiều loại gạch lát không được cao dẫn đến tình trạng rêu ẩm mốc, thấm dột. Vậy làm sao để chống thấm trên nền gạch hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau nhé. 

1. Tại sao đã lát gạch nhưng bề mặt vẫn bị thấm?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột có rất nhiều, có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau: 

Kỹ thuật  khi lát gạch:

  • Thợ thi công không tạo được chiều dày phù hợp với sự co ngót đó gắn keo dán quá mỏng.  
  • Không đảm bảo kỹ thuật làm cho công trình bị xuống cấp nhanh chóng và để cho nước thấm qua một cách dễ dàng. 
  • Công trình đã  thi công quá lâu sẽ bị xuống cấp và có tình trạng gạch bị nứt nẻ, thấm dột.   .
  • Vật liệu chống thấm được sử dụng không đạt chuẩn 
  • Sử dụng vật liệu chống thấm trong quá trình thi công không đạt chuẩn khiến cho sàn bê tông có tính đàn hồi kém, nhanh chóng co ngót, rạn nứt, không ngăn được nước, thúc đẩy quá trình chất chống thấm bị lão hoá nhanh.     

Cách thiết kế: 

  • Sàn dễ  bị đọng nước do  có hệ thống chống thoát nước kém.  
  • Nước mưa đọng lâu và ngấm xuống do thiết kế không đạt tiêu chuẩn độ dốc.
  • Sàn nhà bị rạn nứt, nứt gãy chân chim khiến cho sàn dễ thấm ẩm 
  • Xảy ra hiện tượng tách lớp gây thấm khi sự co ngót không đồng đều giữa các lớp bê tông với gạch lát.

chống thấm nền gạch

2. Chống thấm trên nền gạch bằng sơn Epoxy  

Để chống thấm cho sàn mái đã lát gạch ở khu vực ban công, sàn vệ sinh, phòng tắm, đường hầm,… biện pháp được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi là sử dụng sơn Epoxy. Vì có nhiều ưu điểm vượt trội nên loại sơn này được sử dụng cho nhiều công trình. Có thể kể đến một số ưu điểm sau:  

  • Sản phẩm che phủ các vết nứt hiệu quả do có độ đàn hồi cao, tăng khả năng bám dính tốt.   
  • Sản phẩm này tạo được lớp bảo vệ bền vững trên bề mặt. 
  • Sơn có độ bền màu cao theo thời gian vì nó có khả năng chống chịu lại tác động từ tia UV.
  • Tiếp xúc thường xuyên với nước, nước bị đọng cũng không bị bám rêu, ẩm mốc.
  • Sơn có khả năng bám dính tốt.
  • Khả năng bám dính tốt như vậy nên có độ bền và độ giãn dài cao.
  • Khả năng che phủ cao và không độc hại sau khi sản phẩm đã khô hoàn toàn.  
  • Khi sử dụng cách này để chống thấm thì không cần tốn quá nhiều công sức để đục hay dỡ gạch trên sân thượng.
  • Có ba lớp bám dính siêu chắc
  • Bề mặt sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ tác nhân nào.
  • Có độ cứng vững chắc nên đặt được những đồ có trọng lượng lớn. 
  • Vệ sinh thoải mái bằng nước khi bề mặt ít ảnh hưởng bởi bụi.
  • Trong điều kiện tốt cùng với chống thấm Polyurethane có thể  bền vững lên đến 10-20 năm.   

chống thấm nền gạch hình 2

>> Có thể bạn quan tâm: 

3. Quy trình chống thấm trên nền gạch bằng sơn Epoxy 

Sau đây là quy trình chống thấm bề mặt đã lót gạch bằng sơn Epoxy:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm chất lượng.

  • Làm sạch bề mặt cần chống thấm, càng làm sạch thì hiệu quả chống thấm sẽ càng cao. 
  • Dùng các dụng cụ cầm tay như búa băm, búa đục, mũi đục nhọn,… để loại bỏ những mảng bám xi măng, bê tông dư thừa trên bề mặt thi công.
  • Cần kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt rộng từ 1 –  2 cm và có độ sâu là 2m.  
  • Khi đục đến phần bê tông đặc chắc cần đục rộng và sâu. Còn các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ…thì cần loại bỏ các phần bám hờ, dư thừa.
  • Đục các rãnh rộng sâu 3cm quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn  để có thể  nhận được nhiều chất chống thấm.
  • Gia cố vữa đổ bù không co ngót, và lắp đặt các  sản phẩm dừng nước thanh trương nở.
  • Để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót cần mài toàn bộ bề mặt bằng máy mài có lắp chổi cước sắt.
  • Sử dụng vữa chuyên dụng hoặc các loại keo chống thấm  trét những chỗ bị hổng, nứt, bong tróc .
  • Cần cấp độ ẩm cho bề mặt sân thượng thích hợp dưới 8%. Lớp bê tông phải khô trong ít nhất 28 ngày nếu được  áp dụng lên kết cấu bê tông mới.

Bước 2: Tiến hành chống thấm bề mặt đã lát gạch.

Sử dụng có hiệu quả sơn chống thấm hoặc dung dịch chống thấm như silicate, chất chống thấm gốc bitum…Theo từng bước đã hướng dẫn như ở trên bạn có thể áp dụng những cách chống thấm trên nền gạch. Tuy nhiên, cần chú ý:

  • Đọc kĩ bao bì và làm theo hướng dẫn sử dụng để pha trộn và thi công chống thấm.   
  • Cần sơn tối thiểu 2 -3 lớp chống thấm, những trường hợp đặc biệt, khó dính có thể lên đến 4 lớp.
  • Nên thực hiện lúc thời tiết mát mẻ, không quá nó nóng hoặc lạnh, tránh mưa gió và nhiệt độ cao. 

Bước 3: Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình.

Để kiểm tra hiệu quả chống thấm cần ngâm thử nước. Đây là khâu không thể bỏ qua trong quá trình thi công chống thấm. Việc làm này sẽ giúp phát hiện được các lỗi hư hỏng còn lại để khắc phục trước khi tiến hành thi công và có thể khắc phục bằng cách bảo dưỡng.

Khi kiểm tra nếu chưa đạt yêu cầu cần khắc phục ngay, nếu không sẽ rất tốn thời gian và kinh phí trong quá trình thi công.

chống thấm nền gạch hình 3

Trên đây là cách chống thấm trên nền gạch bằng sơn Epoxy. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé.

>> Xem thêm: Bảng giá sơn Epoxy mới nhất, liên tục cập nhật
 

Related posts

Xuất khẩu lao động ngành may mặc làm việc gì?

Đào Minh Tâm

Tại sao tường nhà bị phai màu và xuống cấp nhanh chóng?

Đào Minh Tâm

Những điều cần lưu ý khi thay pin cho đồng hồ Casio Baby G

Đào Minh Tâm

Leave a Comment