Blog

Thi công chống thấm bếp nhà hàng và những điều bạn cần biết

Nhà bếp là một trong những khu vực cực kỳ quan trọng của một nhà hàng cũng như các cơ sở chế biến thực phẩm khác. Một căn bếp được trang trí gọn gàng, sắp xếp sạch không chỉ giúp các đầu bếp cảm thấy thoải mái trong việc tạo ra những món ăn ngon phục vụ thực khách mà còn đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm.  Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào sử dụng, nếu căn bếp của bạn gặp hiện tượng mục cũ, sụt lún, nứt tường,… và đặc biệt là bị thấm nước thì cần xử lý như nào? Làm thế nào để chống thấm bếp nhà hàng hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Nguyên nhân bếp nhà hàng bị thấm dột.

Trước khi tìm hiểu các bước chống thấm bếp nhà hàng, chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân làm cho bếp nhà hàng bị thấm dột.  Có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Do đường ống nước trong hệ thống bị vỡ hoặc bị rò rỉ:

Các đường ống nước trong hệ thống dẫn nước nếu đưa vào sử dụng lâu năm mà không được kiểm tra thay thế thường xuyên thì dễ bị xuất hiện các vết rạn nứt, mục vỡ hoặc bị các vật nặng rơi trúng khiến cho hỏng đường ống và làm nước thấm vào những khu vực này, lan ra cả những khu vực khác trong nhà. Giải pháp dành cho bạn chính là phải thường xuyên kiểm tra các đường ống trong hệ thống dẫn nước này và thay thế kịp thời cho các đường ống bị hỏng.

chống thấm bếp nhà hàng

Nước thấm từ ngoài xuống nền gạch

Cũng như đường ống nước, các đường ron được đưa vào sử dụng lâu ngày cũng phải chịu tác động từ ngoại lực và sự ăn mòn lớn của các hóa chất tẩy rửa, làm cho nó xuất hiện các lỗ rỗng và bong tróc, tạo điều kiện cho nước dễ dàng thấm xuyên xuống lớp nền bên dưới, gây sụt lún và hỏng kết cấu.

Thấm nước ở chân tường nhà bếp

Điều này thường phụ thuộc vào vữa xi măng và hồ dầu, 2 yếu tố này càng cũ thì khả năng bị thấm nước càng cao. Chính vì vậy, trong những môi trường ẩm ướt, thường xuyên phải tiếp xúc với nước, vữa và hồ dầu sẽ hút mạnh và đưa một phần nước đi theo mạch hồ được xây dựng lên phần tường trên, khu vực còn lại sẽ bị tồn đọng ở chân tường và gây ra thấm nước.

chống thấm bếp nhà hàng hình 2

Bên cạnh đó, trong quá trình thi công phần móng, chân tường, nếu đội thi công không sử dụng đúng loại mác xi măng phù hợp sẽ tạo các lỗ rỗng ở giữa các viên gạch. Tạo ra cơ hội cho nước thấm vừa nhanh vừa sâu hơn vào chân tường.

>> Bài viết nổi bật:

2. Quy trình chống thấm bếp nhà hàng

Có rất nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau mà bạn có thể sử dụng để chống thấm bếp nhà hàng. Nhìn chung, quy trình này sẽ bao gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Tiến hành khảo sát, đánh giá tình trạng chung của các khu vực bị thấm dột. Đưa ra kế hoạch của các phương án thi công tối ưu nhất và lựa chọn sử dụng vật liệu chống thấm thích hợp.

Bước 2: Di dời các dụng cụ nhà bếp ra khỏi khu vực thi công, che đậy, bao bọc các tủ đựng thực phẩm để đảm bảo tính vệ sinh trong suốt cả quá trình thi công.

Bước 3: Tiến hành đục sàn nhà, tường,… và thay thế hệ thống đường ống ở các chỗ bị thấm nước.

Bước 4: Làm sạch trên các bề mặt, hong khô các khu vực bị thấm nước để không để xảy ra hiện tượng bão hòa nước.

Bước 5: Dùng cọ quét kết hợp máy phun để thi công các hợp chất chống thấm lên bề mặt cần thi công, đợi khô trong ít nhất là 6 tiếng.

Bước 6: Ốp gạch và sơn tường giống như thiết kế bếp ban đầu.

Bước 7: Vệ sinh lại toàn bộ căn bếp sạch sẽ, sắp xếp các dụng cụ bị di dời khỏi nhà bếp lại vị trí cũ.

chống thấm bếp nhà hàng hình 3

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn về thi công chống thấm bếp nhà hàng một cách hiệu quả nhất. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích cho bạn trong việc bảo vệ căn bếp tuyệt vời của mình.

>> Xem thêm:  Sử dụng sơn chống thấm cho sân thượng giúp chống thấm hiệu quả

Related posts

Công dụng của máy bơm vữa và những điều ít người biết

Đào Minh Tâm

Trong bối cảnh ngày nay thì nên tìm người giữ trẻ ở TPHCM ở đâu là hợp lý

Đào Minh Tâm

Hướng dẫn chi tiết về lớp phủ Epoxy

Đào Minh Tâm

Leave a Comment