Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng giúp nhà nước điều tiết sản xuất và tiêu dùng, tạo ra tiềm năng lớn cho thu nhập của ngân sách nhà nước. Do đó, khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý để làm đúng và đủ để không ảnh hưởng đến việc lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, đến việc kê khai thuế cuối kỳ. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Các bước kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt được tiến hành như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây để giải đáp vấn đề trên.
1. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?
Thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định được hiểu là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam; cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước.
Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.
Loại thuế này chỉ đánh vào một số loại hàng hóa theo quy định tại Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008. Có thể kể đến như thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, ngửi, ngậm; rượu; bia;…
2. Một số đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt
Nhìn chung, các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có những đặc điểm như sau:
– Các hàng hóa, dịch vụ này cần hạn chế tiêu dùng. Nguyên nhân là do không có lợi cho nền kinh tế – xã hội; gây hại cho sức khỏe, môi trường, gây lãng phí cho xã hội. Tuy nhiên cũng không thể cấm sử dụng bằng những công cụ hành chính do thói quen, tập quán của xã hội.
– Lượng cầu của các hàng hóa, dịch vụ này sẽ chịu tác động của thu nhập chứ ít khi biến động theo giá cả.
– Do việc sản xuất các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt này chưa thực sự cần thiết đối với đời sống xã hội nên sẽ phải chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
3. Các bước kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt
Khai thuế tiêu thụ đặc biệt là loại khai theo tháng; đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.
Người nộp thuế chịu trách nhiệm kê khai theo quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC. Cụ thể:
Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
– Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính;
– Bảng xác định thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) theo mẫu số 01-1/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư số 195/2015/TT-BTC.
Trình tự các bước thực hiện: Việc khai thuế tiêu thụ đặc biệt của doanh nghiệp được thực hiện theo Điều 13 Thông tư 156/2013/TT-BTC. Cụ thể:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người nộp thuế chuẩn bị số liệu, lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế chậm nhất vào ngày 20 của tháng sau tháng phát sinh. Đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.
Nhầm ký hiệu trên thông báo phát hành hóa đơn bị xử phạt như thế nào?
Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử thay đổi địa chỉ doanh nghiệp
Bước 2. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
– Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử